PHỤC HÌNH RĂNG CỐ ĐỊNH

Phục hình răng nhằm khôi phục răng hỏng, nứt vỡ hoặc thay thế những chiếc răng mất bằng cách sử dụng kỹ thuật phục hình. Phương pháp này có thể tái cấu trúc hàm răng mà không ảnh hưởng đến xương hàm. Bài viết này được Nha khoa Sài Gòn Tâm Đức chia sẻ để bạn hiểu rõ hơn về các kỹ thuật phục hình phổ biến và những trường hợp cần phải tiến hành phục hình.

Bản vẽ 5

Nội dung bài viết

I. Phục hình răng cố định là gì

Phục hình răng là quá trình khôi phục lại hình dáng răng tổn thương nhằm tái tạo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Kỹ thuật này giúp khắc phục các khuyết điểm như răng ố vàng, răng thưa, sâu kẽ, mất răng, hô móm, khấp khểnh… giúp bạn tự tin trong giao tiếp với răng hàm trắng sáng tự nhiên, mang lại hình dáng và màu sắc như ban đầu và cải thiện được sức khỏe của răng.

II. Các trường hợp cần phục hình răng

1. Phục hình răng do mất răng

Khi bị mất 1 hoặc nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm, người bệnh phải phục hồi răng. Có nhiều lựa chọn để thay thế răng bị mất, bao gồm cầu răng, hàm tháo lắp và trồng răng Implant. Giải pháp thiết thực và tiết kiệm chi phí nhất phụ thuộc vào số lượng răng bị mất, sức khỏe của các răng xung quanh và sức khỏe tổng thể của người bệnh.

2. Răng bị sâu

Sâu răng là nguyên nhân phổ biến cần chú ý để phục hồi răng kịp thời. Khi gặp sâu răng, bác sĩ xử lý bằng điều trị tủy hoặc chữa sâu răng. Đối với răng hư, sứt mẻ, bác sĩ sẽ gợi ý trám răng bằng phương pháp onlay hoặc inlay, hoặc thực hiện chụp mão sứ để bảo vệ và phục hồi lại răng bị tổn thương.

3. Răng bị mòn

Răng bị mòn khi tiếp xúc thường xuyên với axit từ rượu và nước ngọt. Các vấn đề như: trào ngược axit và rối loạn ăn uống cũng gây mòn răng theo thời gian. Nếu không phục hình răng đúng cách, tình trạng mòn có thể làm thay đổi cấu trúc răng miệng và khớp cắn của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ mất men răng, bác sĩ sẽ điều trị bằng phương pháp trám hoặc lắp mão răng.

4. Bệnh về nướu

Bệnh nướu răng (viêm nha chu) có thể ảnh hưởng đến toàn bộ miệng, gây mất răng và tiêu xương hàm. Ở giai đoạn đầu hoàn toàn phục hồi được nếu vệ sinh răng miệng tốt và đến nha sĩ thường xuyên. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển quá nặng cần phẫu thuật, ghép xương hoặc mô và/hoặc tái tạo mô nướu.

III. Các phương pháp phục hình răng

Để khôi phục hình dáng, màu sắc, tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng, có 2 phương pháp chính: phục hình tháo lắp và phục hình răng cố định. Mỗi phương pháp đều sử dụng các kỹ thuật riêng để đem lại hiệu quả nhất.

3.1. Bọc răng sứ

Bọc răng sứ mang đến nụ cười đẹp, che khuyết điểm, cũng như làm trắng, răng đều đẹp như răng thật. Nha sĩ sẽ thực hiện mài nhỏ răng thật của bạn một cách khéo léo, sau đó đặt mão sứ đã chế tác lên trên răng thật, mão sứ này được gọi là răng sứ. Khi hoàn thành, bạn sẽ có hàm răng trắng đều và chắc khỏe. Nên bọc răng sứ ngày càng được đông đảo khách hàng yêu thích và tin chọn.

3.2. Cầu răng sứ

Bắc cầu răng sứ hay được gọi là trồng răng bắc cầu là một giải pháp khôi phục một hoặc nhiều răng mất cố định phổ biến hiện nay. Kỹ thuật làm răng sứ dựa trên cơ chế sử dụng hai chiếc răng bên cạnh răng mất, để làm điểm tựa và chụp một cầu sứ lên trên. Cầu sứ sẽ bao gồm từ 2, 3 hoặc 4 răng gắn liền với nhau. Trong đó, hai bên răng đã mất sẽ được sử dụng để làm trụ đỡ cho cầu răng. Răng sứ có màu sắc tự nhiên trùng với các răng thật, đảm bảo tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.

3.3. Dán sứ Veneer

Dán sứ Veneer là một phương pháp thẩm mỹ răng hiện đại khi sử dụng mặt dán làm bằng sứ có độ dày chỉ từ 0,3 – 0,5 mm. Mỗi lớp sứ đều được thiết kế theo kích thước và màu sắc của mỗi răng. Trước khi dán mặt sứ lên răng, nha sĩ sẽ tiến hành mài 1 lớp mỏng men răng bề mặt trước sau đó sử dụng kỹ thuật dán sứ. Chức năng của dán sứ Veneer  giúp bạn khôi phục vẻ đẹp trắng sáng của răng, không gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng.

Đây là phương pháp không gây ê buốt, đau đớn, nên được nhiều khách hàng ưa chuộng và chỉ thực hiện với một số trường hợp nhất định.

IV. Các loại răng sứ

4.1. Răng sứ titan

4.2. Răng toàn sứ cao cấp & Dán sứ Veneer

V. Các trường hợp nên bọc răng sứ

Tác dụng bọc răng sứ giúp cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng thật mắc một số bệnh lý như răng sâu, răng sứt mẻ, mất răng,… Trường hợp nào bạn nên cần bọc sứ:

  • Răng từng bị bệnh lý và đã được điều trị: Răng chết tuỷ, răng sâu nặng, răng viêm tuỷ,…
  • Mặt nhai và chân của răng bị mòn khiến chức năng ăn nhai sụt giảm
  • Răng nhiễm màu, ố vàng không thể tẩy trắng.
  • Răng bị khuyết điểm: Răng thưa, khấp khểnh, hô, móm, lệch lạc,…

Ngoài việc bọc răng sứ cho các trường hợp răng mắc bệnh lý khiến bạn mất tự ti khi giao tiếp và ảnh hưởng ăn nhai. Song bọc răng sứ thẩm mỹ còn là phương pháp làm đẹp đối với những ngành nghề đặc thù như dịch vụ, kinh doanh, người nổi tiếng, người quan tâm đến thẩm mỹ,…

VI. Quy trình bọc răng sứ

  • Thăm khám: Thăm khám tổng quát răng miệng. Nếu bạn mắc các bệnh lý răng miệng nha sĩ tiến hành điều trị dứt điểm trước khi bọc sứ.
  • Vệ sinh răng miệng, lấy dâu răng tạm: Bạn sẽ được vệ sinh răng miệng bao gồm cạo vôi răng, loại bỏ tình trạng viêm nướu. Sau đó lấy dấu răng tạm để chế tác răng sứ.
  • Mài cùi răng, lấy dấu làm răng sứ: Kiểm tra đảm bảo sức khoẻ đủ để bọc răng sứ, tiến hành gây tê vùng bọc sứ, sau đó mài nhỏ cùi răng để làm trụ gắn răng sứ. Bạn có thể yêu cầu loại sứ,màu sắc và hình dáng răng sứ mình mong muốn. Tiếp đó bạn sẽ được gắn răng tạm nhựa trong thời gian chờ mão sứ để đảm bảo thẩm mỹ.
  • Thử và gắn tạm răng sứ: Kiểm tra độ khít sát răng, dáng răng, độ cấn cộm và chức năng ăn nhai đã đảm bảo và vừa ý khách hàng. Nếu bạn chưa hài lòng hãy báo ngay với nha sĩ để điều chỉnh trước khi răng gắn hoàn chỉnh.

VII. Những lợi ích khi phục hình răng cố định

Phục hình răng là một trong những giải pháp khắc phục hiệu quả về mặt hình thể, thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho răng, được nhiều người tin chọn với những ưu điểm nổi bậc.

1. Thời gian:

Thời gian phục hình, thẩm mỹ nhanh chóng - an toàn

2. Chức năng ăn nhai:

Khôi phục chức năng ăn nhai như răng thật

3. Khắc phục:

Khắc phục tất cả các khuyết điểm của răng, mang đến màu sắc dáng răng như răng thật

4. Tự tin:

Mang lại nụ cười trắng sáng, tự tin, trẻ trung