Hiện nay mất răng là tình trạng răng miệng nhiều người mắc phải nhưng không được xem trọng. Mất răng thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe và thẩm mỹ như các răng xung quanh sẽ ngã vào vị trị răng mất, răng ở hàm đổi diện sẽ bị sai lệch, nếu kéo dài sẽ gây tiêu xương dẫn đến lệch hàm, mất cân đối trên khuôn mặt
Phục hình hàm tháo lắp là một trong những phương pháp giúp khắc phục tình trạng mất răng, với chi phí hợp lí, thời gian thực hiện nhanh chống, đồng thời đây cũng là phương pháp đầu tiên và được nhiều người tin chọn.
Thế nào là phục hình tháo lắp?
Phục hình tháo lắp là sử dụng nền hàm giả có các răng để hay thế cho các răng mất, có thể lắp vào tháo ra thuận tiên cho việc vệ sinh răng mà không cần phải mài răng thật. Việc trồng lại răng giả tháo lắp giúp khôi phục lại ăn nhai và đạt độ thẩm mỹ cao dành phần lớn cho khách hàng lớn tuổi mất nhiều răng hoặc toàn hàm trên dưới.
Có hai loại phục hình tháo lắp: làm hàm giả một phần (bán hàm) và hàm giả toàn hàm. Hàm giả toàn bộ được sử dụng khi mất tất cả các răng, trong khi hàm giả bán hàm được sử dụng khi vẫn còn một số răng tự nhiên.
Răng giả tháo lắp là răng thay thế được cố định trên một đế nhựa. Răng giả có thể là một phần, khi bạn vẫn còn răng tự nhiên trong miệng, hoặc răng giả toàn phần, khi bạn cần thay toàn bộ răng của mình. Không giống như cấy ghép hoặc cầu răng, răng giả có thể tháo rời để dễ dàng vệ sinh và bảo quản.
Những trường hợp nào có thể làm phục hình tháo lắp?
Tất cả các bệnh nhân có mất răng từng phần hay toàn phần đều có thể làm phục hình tháo lắp. Trừ một số trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với nhựa nền hàm, khớp cắn sâu không đủ khoảng cách cho nền hàm thì có thể cần chuyển sang các phương pháp phục hình khác phù hợp.
Ưu – Nhược điểm của phục hình tháo lắp
Ưu điểm của phục hình tháo lắp
- Tiết kiệm chi phí, phù hợp với những khách hàng không đủ điều kiện kinh tế.
- Phần răng và phần nền bằng nhựa của hàm giả có màu như thật, cải thiện chức năng ăn nhai và đảm bảo về mặt thẩm mỹ
- Chăm sóc và vệ sinh dễ dàng

Nhược điểm của phục hình tháo lắp
- Cần có một khoảng thời gian để bệnh nhân có thể thích nghi và làm quen với việc phải ngậm một hàm nhựa trong miệng. Người mang hàm giả sẽ khó ăn nhai các thực phẩm cứng và dai.
- Hàm giả tháo lắp không có khả năng ngăn chặn quá trình tiêu xương, nếu duy trì thời gian dài sẽ dẫn đến tiêu xương hàm
- Tuổi thọ của hàm giả tháo lắp thấp hơn so với các phương pháp phục hình cố định khác. Trung bình sau khoảng 3-5 năm, khách hàng nên thay hàm mới.
=> Khách hàng có thể lựa chọn phương pháp phục hình Cấy ghép Implant để không phải đắng đo trong quá trình lựa chọn phương pháp phục hình răng mất.
Quy trình phục hình răng tháo lắp
- Bước 1: Thăm khám kiểm tra và tư vấn
Thăm khám tổng quát tình trạng sức khỏe răng miệng và sau đó lên kế hoạch điều trị
- Bước 2: Lấy dấu
Lấy dấu răng bằng mẫu thạch cao sau đó gửi xuống xưởng sản xuất răng tại chỗ của nha khoa.
- Bước 2: Cắn gối sáp và đo khớp sinh lý của khách hàng đồng thời lấy dấu khây cá nhân
Nha khoa sẽ cho khách hàng lấy khớp cắn ban đầu bằng sắp chuyên dụng, sau đó nha khoa sẽ gửi về xưởng sản xuất để sản xuất hàm tháo lắp cho khách hàng
- Bước 4: Khách hàng thử răng: màu sắc, dáng răng, khớp cắn
- Bước 5: Gắn hoàn thiện hàm tháo lắp